Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014
So sánh thú vị giữa rùa và ốc sên
Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014
5 đòn bẩy đầu tư tài chính - Cũ nhưng vẫn không cũ
Các triệu phú và các nhà đầu tư thực sự là những chuyên gia
cực giỏi trong việc sử dụng năm loại đòn bẩy đầu tư tài chính, bao gồm:
“tiền - kinh nghiệm - ý tưởng - thời gian - công việc” của người khác.
Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014
7 cách nhìn người của Gia Cát Khổng Minh
- Sau gần 2000 năm, cho đến tận bây giờ, những triết lý cho cách hiểu lòng người khác của Gia Cát Lượng vẫn mang đầy tính thực tiễn, giúp cho không ít nhà lãnh đạo thành công trong việc hiểu người và dùng người. Về nhìn người thì một chính nhân quân tử phải hội đủ "tài, đức, trí, dũng, chính, tín". Do đó, nếu gặp một người, bạn có thể dựa vào nhân tướng học để biết một phần tính cách nhưng không thể nào biết được tâm, đức, tài năng, trí tuệ của người đó.
Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013
7 điều cần biết trong mối quan hệ giữa người với người (tập 3)
Luôn tỏ thái độ thân thiện với người, tuyệt đối không chỉ trích người
Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013
Hãy nghe bầu Đức dạy về sự học tập
Có một số sinh viên trẻ nói thế này: "Ông bầu Đức chẳng qua chỉ là may mắn, ông ta thi 4 năm không đậu nổi đại học mà giàu như thế, còn tôi học trường XYZ 4 năm, bằng ưu sao không giàu bằng ông ấy?"
Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013
Khi nào bạn chưa sẵn sàng để đầu tư chứng khoán?
- Bị cám dỗ bởi những đồng tiền tưởng chừng như dễ kiếm trên thị tường chứng khoán, nhiều người đã cố gắng dấn thân vào như những con thiêu thân, trước khi họ thực sự có những KĨ NĂNG, NGUỒN THÔNG TIN, NỀN TẢNG KIẾN THỨC CƠ BẢN để có thể chiến thắng.
Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013
7 điều cần biết trong quan hệ giữa người với người (tập 2)
Phần lớn các việc trong đời cần tìm con đường ngắn nhất để đi đến thành công, riêng góp ý cho người phải đi đường vòng mới đạt kết quả
- Tâm lý con người thật đa dạng, phức tạp, nhiều lúc con người phạm sai lầm nhưng vẫn rất khó nhận ra. Sống ở trên đời, ai mà không có khuyết điểm. Có khuyết điểm và nhận khuyết điểm đó là lẽ tự nhiên, nhưng đối với nhiều người đó là một khó khăn, một gánh nặng về tư tưởng.
- Chúng ta cần hiểu rằng con người (trong đó có mỗi chúng ta) đều có tâm lý thích khen hơn chê. Do đó, khi con người có khuyết điểm, có sai lầm, tốt nhất là chúng ta không nên trực tiếp nói thẳng ngay vào khuyết điểm, sai lầm của họ. Vì làm như vậy người được góp ý luôn cảm nhận "bị người khác dạy đời" và lòng tự trọng của mỗi người tự nó chối bỏ sự góp ý cương trực, thẳng thắn như vậy. Đó cũng là cách giải thích tại sao ở đời người cương trực, thẳng thắn trong lời nói lại thường bị thua thiệt và gặp khó khăn trong các mối quan hệ.
- Việc góp ý cho người luôn là một nghệ thuật. Ví dụ: cấp dưới góp ý cho cấp trên, nghệ thuật ấy thể hiện khá rõ nét, bởi tính cảnh giác, tính e dè, tính ngại ngần của người là cấp dưới mách bảo cho họ phải khéo léo, chú ý cách dùng từ, cách diễn đạt khi góp ý cho cấp trên. Nhưng mỗi khi cấp trên góp ý cho cấp dưới, tính quyền lực, tính thứ bậc, tính bề trên... dễ làm cho họ ít chú ý đến sự khéo léo tế nhị cần phải có khi góp ý cho người khác. Họ hay nói thẳng, nói lớn, thậm chí dùng lời lẽ không nhẹ nhàng, cá biệt còn có người có thói quen "nghiến răng, chì chiết", "điểm tên chỉ mặt", nêu gay gắt mà vấn đề cấp dưới phạm sai lầm. Hoặc như mối quan hệ giữa người lớn và người nhỏ tuổi, bạn bè cùng trang lứa, đồng nghiệp... cũng đều xảy ra trường hợp tương tự.
- Tính đường vòng trong việc góp ý cho người khác luôn là cách làm có hiệu quả nhất:
+ Đường vòng đó có thể là khởi đầu cho những ưu điểm, thành tích, từ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và tiếp cận vào vấn đề cần góp ý, tác động vào người được góp ý một cách nhẹ nhàng nhưng rõ ràng và có hướng mở cho họ con đường khắc phục hậu quả, phấn đấu vươn lên;
+ Đường vòng đó có thể từ tình hình chung của một tập thể, đánh giá rõ ưu điểm của cái chung, của từng lĩnh vực, nắm chắc nguyên lý "ưu khuyết nào cũng có địa chỉ cụ thể" và từng bước tiếp cận vào vấn đề góp ý, gắn vào từng bộ phận, từng con người cụ thể;
+ Đường vòng đó có thể là làm rõ trách nhiệm của bản thân trước mới, từ đó từng bước tiếp cận vào vấn đề góp ý cho người khác;
+ Đường vòng đó có thể được thực hiện theo phương pháp Sôcrat, hay còn gọi là "phương pháp đở đẻ tư tưởng"; bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi hợp lý, đánh vào cái lợi, cái tâm lý được hơn của người khác, giúp và hướng họ trả lời "phải", "có"; rồi cứ từ từ "phải", "có" này đến từ "phải", "có" khác, người ta sẽ nhận ra vấn đề chúng ta cần nói. Muốn vậy, khi góp ý cho người cần tránh nêu những quan điểm mà người đó bất đồng với mình, tránh nêu ngay vào khuyết điểm, cần nêu những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Cố gắng chứng minh rằng mục đích của hai người là giống nhau, nếu có khác nhau chỉ khác về phương pháp, cách làm. Nếu các câu hỏi nêu ra không khôn khéo, để họ nói từ "không" ngay từ đầu, đó là sự báo trước cho việc không thành công.
Nếu thấy bài viết hay và thực sự hữu ích đối với
bạn, hãy Like và G+1 nhé! Đó thực sự là nguồn động lực to lớn để mình
viết nhiều và thật nhiều hơn nữa!
Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013
Lục tiến: sáu việc cần làm để có sự phát triển nhanh và bền vững (Tập 1)
1. Định hướng cuộc đời
- Để có cuộc sống tốt, một công việc, một vị trí làm việc phù hợp với bản thân, vấn đề định hướng cuộc đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
- Định hướng cuộc đời là xác định cho mình một hướng đi, một quá trình phấn đấu phù hợp với năng lực, sở trường, sức khỏe, hoàn cảnh bản thân, gia đình nhằm đáp ứng các yêu cầu về việc làm, về không gian cư trú, về môi trường sinh sống tương đối lâu dài, có tính ổn định.
- Trong thực tế có rất nhiều người do định hướng không đúng nên đã có một hoặc nhiều lần phải "làm lại từ đầu", phải chuyển nơi làm việc, thay đổi nơi sinh sống và nghề nghiệp, thậm chí phải chịu đựng và chấp nhận một công việc, một môi trường công tác, một môi trường sinh sống không phù hợp cho đến suốt cuộc đời.
- Định hướng cuộc đời xét cho cùng là phải tự nhận thức được năng lực, sở trường, sở đoản của mình, tự nhận thức được hoàn cảnh và sức khỏe bản thân để có hướng đi, lộ trình phấn đấu phù hợp. Phải luôn biết phấn đấu vươn lên những vị trí cao hơn trong lĩnh vực phù hợp với chính mình.
2. Tích lũy hành trang
- Sau khi đã có những định hướng đúng cho bản thân, vấn đề quan trọng là phải biết tích lũy hành trang theo những định hướng đó. Tích lũy hành trang là quá trình phấn đấu để đạt các chuẩn mực theo tính chất nghề nghiệp, công việc của mỗi người.
- Hành trang của mỗi người ở từng lĩnh vực có sự khác nhau. Song, mỗi người đều phải phấn đấu để có sức khỏe tốt, tư cách tốt, phẩm chất đạo đức trong sáng, có phương pháp làm việc khoa học, có kiến thức cần thiết về chuyên môn, có những sản phẩm hữu ích, thiết thực trực tiếp góp phần xây dựng, thúc đẩy có hiệu quả đến sự phát triển của tập thể, xã hội.
- Ở một khía cạnh khác, có thể chia hành trang cần tích lũy ra 3 loại, gồm: những bằng cấp, chứng chỉ...; những sản phẩm thực tế và những sản phẩm phi vật thể như sức khỏe, uy tín, kinh nghiệm, mối quan hệ giao tiếp trong công việc...
- Cả 3 loại đều có tầm quan trọng như nhau. Nếu có đủ bằng cấp, chứng chỉ nhưng không có sản phẩm thực tế thì người khác đánh giá bạn chẳng đáng giá gì. Ngược lại, nếu có uy tín, kinh nghiệm, mối quan hệ tốt với mọi người nhưng không có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp thì thật khó để tiến lên một nấc thang mới trong việc tiến thân. Và khi đã có tất cả nhưng thiếu sức khỏe thì mọi cái lại trả về con số không. Do đó, vấn đề tích lũy hành trang là việc phải làm và làm một cách toàn diện, cho dù sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Tính khó khăn trong việc tích lũy hành trang trở thành vấn đề có tính quy luật trong vấn đề lựa chọn địa vị trong xã hội và là một việc đòi hỏi tất yếu trong việc nâng cao chất lượng công việc đối với một tập thể trong xã hội.
Còn nữa...
Nếu thấy bài viết hay và thực sự hữu ích đối với
bạn, hãy Like và G+1 nhé! Đó thực sự là nguồn động lực to lớn để mình
viết nhiều và thật nhiều hơn nữa!
Tại sao bạn cần đầu tư vào chứng khoán?
- Tài phiệt muốn tìm kiếm lợi nhuận trong xã hội thì cũng chỉ đầu tư tiền của họ vào các kênh đầu tư sau:
1/ Bất động sản
2/ Chứng khoán
3/ Quỹ tương hỗ
4/ Kim loại quý (vàng, bạc, kim cương...)
5/ Tiền tệ (USD, Bảng Anh, Yên Nhật, Nhân dân tệ...)
6/ Doanh nghiệp, công ty cổ phần...
7/ Hàng hóa khác (dầu mỏ...)
...
- Trong tất cả các kênh đầu tư trên, hầu như tôi đoán các bạn đều không đủ tiền bạc để đầu tư hoặc đầu tư nhưng số lượng không nhiều như bất động sản, kim loại quý, tiền tệ, doanh nghiệp, quỹ tương hỗ... Duy nhất chỉ có kênh đầu tư chứng khoán và riêng mảng đầu tư vào cổ phiếu thường (CP) thì đa số các bạn sẽ có đủ tiềm lực để đầu tư vào nó.
Tại sao?
+ Thủ tục để bạn bắt tay vào đầu tư cổ phiếu rất đơn giản và tiện lợi, bạn chỉ cần lên google tìm kiếm và liên hệ với công ty môi giới chứng khoán cho mình, họ sẽ chủ động hướng dẫn làm mọi thủ tục cho bạn một cách sớm nhất. Ở Việt Nam các công ty tốt là SSI, HSC, VND, FPT...
+ Bạn chỉ cần tối thiểu 1 triệu đồng để đầu tư. Cái này tôi lấy mức tối thiểu so với mệnh giá của CP theo quy định là 10.000đ/CP, và trên sàn HOSE được mua tối thiểu 10 CP, sàn HNX được mua tối thiểu 100 CP.
+ Và bạn cũng thường được nghe khi bạn mua CP với một mức giá nào đấy, sau khi mua CP tăng giá, bạn bán ra sẽ có lời. Đồng thời, khi bạn mua CP của doanh nghiệp làm ăn có lãi, thì doanh nghiệp có thể trích một phần lợi nhuận của họ để chia thưởng cho bạn, là người sở hữu cổ phần đó, gọi là cổ tức. Và nếu bạn đầu tư nghĩa là bạn sẽ hưởng cả 2 loại lợi nhuận trên, lợi nhuận kép.
Bắt tay vào đầu tư ngay nào?
+ Theo kết quả của một quỹ đầu tư tương hỗ, nếu bạn muốn trở thành triệu phú (Sở hữu 1 triệu đô la trở lên) ở tuổi 65 trở lên thì bạn phải bắt đầu đầu tư từ năm 25 tuổi với khoảng tiền đầu tư tương đương 3900 USD mỗi năm với tỷ suất lợi nhuận 8% một năm.
+ Nghe có vẻ tỷ lệ sinh lời khiêm tốn và mức tiền đầu tư mỗi năm tốn kém nhưng bạn hãy yên tâm, vì tôi sẽ viết nhiều bài hơn nữa để hướng dẫn một cách có căn bản, nền tảng vững chắc cho các bạn con đường đầu tư đúng đắn với mức sinh lời khủng. Điều quan trọng là bạn phải có đủ kiến thức, tâm lý vững vàng, lòng kiên nhẫn và niềm tin vào những gì tôi sẽ viết mà thôi.
+ Bạn có tự hỏi tại sao bạn đọc rất nhiều thông tin về Warren Buffet và Phillip A. Fisher, những nhà đầu tư vĩ đại khi đầu tư vào một cổ phiếu lại có mức sinh lời siêu khủng từ 4 - 1350 lần? Và họ giữ cổ phiếu của họ trong bao lâu? Tất cả những điều đó hoàn toàn có thực và không phải là không thực hiện được. Như Warren Buffet đã từng nói "Tôi chỉ cho họ tất cả những gì tôi biết nhưng quan trọng là họ có tin vào những điều đó hay không mà thôi". Và kiến thức của tôi sẽ chỉ cho các bạn trả lời được câu hỏi đó một cách thuyết phục phù hợp với điều kiện nền kinh tế của Việt Nam.
Lời kết:
- Trước khi bắt tay vào đầu tư trong lĩnh vực này, nếu bạn chưa đọc các bài này, hãy tìm và đọc lại nhé Khi nào bạn chưa sẵn sàng vào đầu tư chứng khoán và Công thức 10 = 3 + 7 trong kinh tế
- Người khác chỉ cho bạn tư duy triệu phú, tôi sẽ chỉ cho bạn tư duy tài phiệt.
1/ Bất động sản
2/ Chứng khoán
3/ Quỹ tương hỗ
4/ Kim loại quý (vàng, bạc, kim cương...)
5/ Tiền tệ (USD, Bảng Anh, Yên Nhật, Nhân dân tệ...)
6/ Doanh nghiệp, công ty cổ phần...
7/ Hàng hóa khác (dầu mỏ...)
...
- Trong tất cả các kênh đầu tư trên, hầu như tôi đoán các bạn đều không đủ tiền bạc để đầu tư hoặc đầu tư nhưng số lượng không nhiều như bất động sản, kim loại quý, tiền tệ, doanh nghiệp, quỹ tương hỗ... Duy nhất chỉ có kênh đầu tư chứng khoán và riêng mảng đầu tư vào cổ phiếu thường (CP) thì đa số các bạn sẽ có đủ tiềm lực để đầu tư vào nó.
Tại sao?
+ Thủ tục để bạn bắt tay vào đầu tư cổ phiếu rất đơn giản và tiện lợi, bạn chỉ cần lên google tìm kiếm và liên hệ với công ty môi giới chứng khoán cho mình, họ sẽ chủ động hướng dẫn làm mọi thủ tục cho bạn một cách sớm nhất. Ở Việt Nam các công ty tốt là SSI, HSC, VND, FPT...
+ Bạn chỉ cần tối thiểu 1 triệu đồng để đầu tư. Cái này tôi lấy mức tối thiểu so với mệnh giá của CP theo quy định là 10.000đ/CP, và trên sàn HOSE được mua tối thiểu 10 CP, sàn HNX được mua tối thiểu 100 CP.
+ Và bạn cũng thường được nghe khi bạn mua CP với một mức giá nào đấy, sau khi mua CP tăng giá, bạn bán ra sẽ có lời. Đồng thời, khi bạn mua CP của doanh nghiệp làm ăn có lãi, thì doanh nghiệp có thể trích một phần lợi nhuận của họ để chia thưởng cho bạn, là người sở hữu cổ phần đó, gọi là cổ tức. Và nếu bạn đầu tư nghĩa là bạn sẽ hưởng cả 2 loại lợi nhuận trên, lợi nhuận kép.
Bắt tay vào đầu tư ngay nào?
+ Theo kết quả của một quỹ đầu tư tương hỗ, nếu bạn muốn trở thành triệu phú (Sở hữu 1 triệu đô la trở lên) ở tuổi 65 trở lên thì bạn phải bắt đầu đầu tư từ năm 25 tuổi với khoảng tiền đầu tư tương đương 3900 USD mỗi năm với tỷ suất lợi nhuận 8% một năm.
+ Nghe có vẻ tỷ lệ sinh lời khiêm tốn và mức tiền đầu tư mỗi năm tốn kém nhưng bạn hãy yên tâm, vì tôi sẽ viết nhiều bài hơn nữa để hướng dẫn một cách có căn bản, nền tảng vững chắc cho các bạn con đường đầu tư đúng đắn với mức sinh lời khủng. Điều quan trọng là bạn phải có đủ kiến thức, tâm lý vững vàng, lòng kiên nhẫn và niềm tin vào những gì tôi sẽ viết mà thôi.
+ Bạn có tự hỏi tại sao bạn đọc rất nhiều thông tin về Warren Buffet và Phillip A. Fisher, những nhà đầu tư vĩ đại khi đầu tư vào một cổ phiếu lại có mức sinh lời siêu khủng từ 4 - 1350 lần? Và họ giữ cổ phiếu của họ trong bao lâu? Tất cả những điều đó hoàn toàn có thực và không phải là không thực hiện được. Như Warren Buffet đã từng nói "Tôi chỉ cho họ tất cả những gì tôi biết nhưng quan trọng là họ có tin vào những điều đó hay không mà thôi". Và kiến thức của tôi sẽ chỉ cho các bạn trả lời được câu hỏi đó một cách thuyết phục phù hợp với điều kiện nền kinh tế của Việt Nam.
Lời kết:
- Trước khi bắt tay vào đầu tư trong lĩnh vực này, nếu bạn chưa đọc các bài này, hãy tìm và đọc lại nhé Khi nào bạn chưa sẵn sàng vào đầu tư chứng khoán và Công thức 10 = 3 + 7 trong kinh tế
- Người khác chỉ cho bạn tư duy triệu phú, tôi sẽ chỉ cho bạn tư duy tài phiệt.
Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013
7 điều cần biết trong quan hệ giữa người với người (tập 1)
Không được làm một người "quá khôn"
- Làm người mà dại thì không được rồi, nhưng nếu làm người mà khôn quá, không chừa cho ai thứ gì thì càng tệ hại hơn. Người ta thường nói: "Khôn thì sống, vống (dại) thì chết", điều này đã trở thành ca dao, tục ngữ, nhưng trong giai đoạn hiện nay nghe ra không còn phù hợp nữa. Vì vậy, kinh nghiệm sống của loài người lại dạy cho chúng ta: "Khôn quá cũng chết, dại quá cũng chết, biết thì sống"
- Thật thú vị khi phân tích cái khôn, cái dại, cái biết trong đời sống của con người. Trong cuộc sống có nhiều người luôn có thái độ "dạy đời", cho mình là biết hết, biết nhiều và coi mọi người không ra gì cả. Đó là một loại quá khôn, luôn muốn đứng trên thiên hạ, tranh phần trước thiên hạ.
- Trong cuộc sống cũng có nhiều người sống quá nghiêm khắc, định ra các chuẩn mực của cá nhân nhưng lại muốn mọi người sống tuân theo chuẩn mực đó. Các chuẩn mực đưa ra nói chung là tốt nhưng đâu phải phù hợp với mọi người, mọi hoàn cảnh. Con người ta sống trong hoàn cảnh, môi trường nào thì phải thuận theo hoàn cảnh, môi trường đó, thuận theo văn hóa ứng xử chung của xã hội, của cộng đồng. Cũng như không thể mặc com-plê ra bãi tắm được! Nếu bản thân mình nghiêm khắc quá mức, lấy chuẩn mực của mình để chê bai, dèm pha, khích bác người khác, tự coi mình là "tấm gương"... Đó là loại quá khôn, luôn muốn làm thủ lĩnh, làm chuẩn mực cho mọi người.
- Trong cuộc sống cũng có những người khi quan hệ, tiếp xúc với người khác, họ luôn thể hiện thái độ nửa vời. Họ nói, họ làm, họ đưa ra quyết định lúc thì như chắc chắn 100%, lúc lại chần chừ do dự. Sự nửa vời, sự chần chừ, do dự đó làm cho người khác luôn trong tâm trạng chơi vơi, dù biết sẽ không đâu vào đâu nhưng vẫn nuôi hy vọng và chờ đợi. Người có thái độ nửa vời thường rất chú ý thăm dò thái độ của người khác nhằm tạo dựng niềm tin. Họ che giấu mục đích của mình một cách vụng về, nửa kín, nửa hở như tính cách nửa vời của họ. Tuy nhiên, khi các mục đích cơ bản đã đạt được , họ khéo léo tìm cách rút lui, vừa rút, vừa dừng, có lúc họ giả vờ tiến lên một bước để khôn khéo lùi nhiều bước với các lý do hợp lý, nhẹ nhàng, làm cho người khác thấy họ dường như không có gì đáng chê trách, biết mình thua thiệt nhiều nhưng cũng không nỡ lòng nào chấp vặt với những người như vậy. Đây là một loại người quá khôn, luôn muốn chiếm thế thượng phong và có lợi trong các mối quan hệ, kể cả những mối quan hệ tình nghĩa nhất. Khôn theo kiểu "chém rớt đầu người khác rồi nhưng cái đầu đó vẫn quay lại cảm ơn họ trước khi đi vào cõi vĩnh hằng"
- Trong cuộc sống cũng có rất nhiều người luôn có những kỹ xảo để giành phần thắng mọi lúc, mọi nơi. Họ nói, họ làm, họ ứng xử như trở bàn tay. Khi được ai đó tán thưởng, họ càng thể hiện mình là nhà triết lý, "nói như thánh" và dương dương tự đắc, tự cho mình là người biết nhiều, thông thạo mọi việc. Song, khi có ai đó đặt câu hỏi hay phản biện lại và họ thấy mình sai thì nhanh chóng chối bỏ trách nhiệm, nêu nhiều lý do khách quan, đổ vấy cho người khác, cho hoàn cảnh. Đó cũng là một loại quá khôn, luôn muốn làm thầy thiên hạ, khôn để lẫn tránh trách nhiệm, "mồm miệng đỡ chân tay"
- Trong công việc, chúng ta phải luôn tiết kiệm lời, nói đâu chắc đó, làm việc gì cũng thể hiện tính chín chắn, chắc chắn. Chỉ có thực tế chất lượng công việc mới nói lên tất cả. Trong cuốn "Khoa học lãnh đạo quản lý", tác giả đã cho rằng: "Bản chất của đức không có trong lời nói, chỉ có trong hành động"
- Trong cuộc sống còn có những phức tạp và có thể có những cạm bẫy khó lường, vấn đề cách sống, lối sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xin nhớ rằng hãy luôn phấn đấu để không bao giờ là một người dại, đồng thời phải luôn rèn luyện tác phong, lối sống, cách cư xử để biết khôn. Đừng sống theo kiểu khôn quá, khôn lắt léo, khôn kĩ xảo, khôn vơ hết ưu, hết lợi cho mình... Sống theo kiểu "khôn" đó thì sớm muộn cũng sẽ trở thành một con rối, bị xã hội tẩy chay.
- Vậy cần có cách sống như thế nào? Cách sống tốt nhất đó là phải biết. Sự biết ở đây là biết mình, biết người; biết tiến, biết lui; biết cách, biết phương pháp; biết nói, biết im lặng; biết hành động, không hành động; biết giữ mình, biết bảo vệ người; biết cái chung, biết cái riêng; biết vị trí hiện tại, biết mục đích trong tương lai; biết trong, biết ngoài; biết trên, biết dưới; biết trái, biết phải...
Ý nghĩa thực tiễn:
1/ Muốn khôn thì phải dại, khôn rồi thì đừng nên quá khôn mà hãy biết sống.
2/ Muốn biết sống thì phải rèn luyện và không ngừng học hỏi, bổ sung kiến thức, đúc rút kinh nghiệm trong cuộc sống.
Nếu thấy bài viết hay và thực sự hữu ích đối với bạn, hãy Like và G+1 nhé! Đó thực sự là nguồn động lực to lớn để mình viết nhiều và thật nhiều hơn nữa!
Nếu thấy bài viết hay và thực sự hữu ích đối với bạn, hãy Like và G+1 nhé! Đó thực sự là nguồn động lực to lớn để mình viết nhiều và thật nhiều hơn nữa!
Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013
Thành công là nhờ đâu?
1. Người thất bại trả lời: "Thành công là nhờ may mắn"
2. Người thành công trả lời: "Thành công là nhờ học từ thất bại"
3. Người cực kì thành công trả lời: "Thành công là nhờ học từ người giỏi hơn mình"
Ý nghĩa thực tiễn: Hãy tìm cho mình một NGƯỜI THẦY để thành công nhanh hơn và tránh được nhiều sai lầm.
2. Người thành công trả lời: "Thành công là nhờ học từ thất bại"
3. Người cực kì thành công trả lời: "Thành công là nhờ học từ người giỏi hơn mình"
Ý nghĩa thực tiễn: Hãy tìm cho mình một NGƯỜI THẦY để thành công nhanh hơn và tránh được nhiều sai lầm.
Hình ảnh Bác Hồ - người thầy vĩ đại của những học trò kiệt xuất |
Làm việc đúng cách
"Đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc một cách thông minh
Đừng làm việc một cách thông minh, hãy làm việc đúng cách"
Công thức 10 = 3 + 7 trong kinh tế
- Với một tổ chức hay một cá nhân, để có sự phát triển bền vững, phương thức 3 tích lũy, 7 đầu tư cần được nghiên cứu, vận dụng cho phù hợp.
- Có thể nói, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phương thức 3 tích lũy, 7 đầu tư đều có thể áp dụng tốt. 3 tích lũy, 7 đầu tư có nghĩa là khi làm ra được 10 phần chỉ nên và cần thiết phải để dành lại 3 phần cho các việc hữu sự, còn lại 7 phần phải chi phí cho tái sản xuất, cho đầu tư sinh lợi.
- Cần thiết phải có 3 tích lũy, nếu làm mà không tích lũy, không tiết kiệm thì khi có sự việc khó khăn đột xuất xảy ra sẽ gặp muôn vàn khó khăn, nhiều người ở trong hoàn cảnh này phải đi vay "nóng", vay lãi suất cao và nợ nần chồng chất, có khi phá sản toàn bộ dẫn tới thay đổi địa vị trong xã hội của bản thân và gia đình.
- Việc tích lũy không phải cứ chờ cho có nhiều mới thực hiện, cần thực hiện khi có rất ít tiền của, cần định mức chi tiêu cho bản thân và gia đình cũng như các hoạt động của tổ chức một cách hợp lý theo khả năng vốn có.
- Khi bàn luận về vấn đề cần thiết phải có 3 tích lũy, có ý kiến cho rằng, trong lúc đang rất khó khăn, làm không đủ ăn thì lấy đâu mà tích lũy. Đúng vậy, có những giai đoạn có thể gặp rất nhiều khó khăn, thu không đủ chi và nhiều trường hợp nợ nần chồng chất dẫn đến phá sản. Trong trường hợp đó, cần nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá lại nguyên nhân vì sao? Nếu nguyên nhân do khách quan, tình huống bất khả kháng thì ai cũng phải chấp nhận. Song nếu nguyên nhân do chủ quan, thì phải nghĩ ngay đến vấn đề vì không biết tiết kiệm, không biết tích lũy để dự phòng. Nhiều trường hợp "bóc ngắn cắn dài" nên khi gặp khó khăn thì vô phương cứu chữa. Do đó vấn đề tích lũy phải được tiến hành ngay từ khi có rất ít tiền của. Nhiều trường hợp phải hạn chế tối đa việc chi tiêu, thực hiện chủ trương "thắt lưng buộc bụng" ngay từ khi khởi nghiệp mới hi vọng thành công.
- Bên cạnh tích lũy, cần coi trọng đầu tư, đầu tư 7 phần là hơn 2 lần tích lũy. Chỉ có mạnh dạn đầu tư và đầu tư đúng hướng, đúng năng lực, sở trường, thế mạnh của tổ chức, của cá nhân mới có kết quả.
- Đầu tư bao gồm đầu tư cho tái sản xuất và đầu tư sinh lợi. Trong từng hoàn cảnh cụ thể nếu đầu tư cho sinh lợi chưa thể thực hiện được thì phải coi trọng cho đầu tư tái sản xuất, vì đầu tư cho tái sản xuất xét về lâu dài cũng chính là đầu tư cho phát triển, cho sinh lợi.
- Trong đầu tư cho tái sản xuất, kinh nghiệm thực tế cho thấy, vấn đề đầu tiên và cần thiết nhất là chi phí cho sức khỏe, tiếp đó là chi phí cho học tập nâng cao trình độ và chi phí cho các hoạt động sự nghiệp, trong đó điều không thể thiếu là chi phí cho các hoạt động ngoại giao tích cực.
Nếu thấy bài viết hay và thực sự hữu
ích đối với bạn, hãy Like và G+1 nhé! Đó thực sự là nguồn động lực to
lớn để mình viết nhiều và thật nhiều hơn nữa!
- Có thể nói, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phương thức 3 tích lũy, 7 đầu tư đều có thể áp dụng tốt. 3 tích lũy, 7 đầu tư có nghĩa là khi làm ra được 10 phần chỉ nên và cần thiết phải để dành lại 3 phần cho các việc hữu sự, còn lại 7 phần phải chi phí cho tái sản xuất, cho đầu tư sinh lợi.
- Cần thiết phải có 3 tích lũy, nếu làm mà không tích lũy, không tiết kiệm thì khi có sự việc khó khăn đột xuất xảy ra sẽ gặp muôn vàn khó khăn, nhiều người ở trong hoàn cảnh này phải đi vay "nóng", vay lãi suất cao và nợ nần chồng chất, có khi phá sản toàn bộ dẫn tới thay đổi địa vị trong xã hội của bản thân và gia đình.
- Việc tích lũy không phải cứ chờ cho có nhiều mới thực hiện, cần thực hiện khi có rất ít tiền của, cần định mức chi tiêu cho bản thân và gia đình cũng như các hoạt động của tổ chức một cách hợp lý theo khả năng vốn có.
- Khi bàn luận về vấn đề cần thiết phải có 3 tích lũy, có ý kiến cho rằng, trong lúc đang rất khó khăn, làm không đủ ăn thì lấy đâu mà tích lũy. Đúng vậy, có những giai đoạn có thể gặp rất nhiều khó khăn, thu không đủ chi và nhiều trường hợp nợ nần chồng chất dẫn đến phá sản. Trong trường hợp đó, cần nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá lại nguyên nhân vì sao? Nếu nguyên nhân do khách quan, tình huống bất khả kháng thì ai cũng phải chấp nhận. Song nếu nguyên nhân do chủ quan, thì phải nghĩ ngay đến vấn đề vì không biết tiết kiệm, không biết tích lũy để dự phòng. Nhiều trường hợp "bóc ngắn cắn dài" nên khi gặp khó khăn thì vô phương cứu chữa. Do đó vấn đề tích lũy phải được tiến hành ngay từ khi có rất ít tiền của. Nhiều trường hợp phải hạn chế tối đa việc chi tiêu, thực hiện chủ trương "thắt lưng buộc bụng" ngay từ khi khởi nghiệp mới hi vọng thành công.
- Bên cạnh tích lũy, cần coi trọng đầu tư, đầu tư 7 phần là hơn 2 lần tích lũy. Chỉ có mạnh dạn đầu tư và đầu tư đúng hướng, đúng năng lực, sở trường, thế mạnh của tổ chức, của cá nhân mới có kết quả.
- Đầu tư bao gồm đầu tư cho tái sản xuất và đầu tư sinh lợi. Trong từng hoàn cảnh cụ thể nếu đầu tư cho sinh lợi chưa thể thực hiện được thì phải coi trọng cho đầu tư tái sản xuất, vì đầu tư cho tái sản xuất xét về lâu dài cũng chính là đầu tư cho phát triển, cho sinh lợi.
- Trong đầu tư cho tái sản xuất, kinh nghiệm thực tế cho thấy, vấn đề đầu tiên và cần thiết nhất là chi phí cho sức khỏe, tiếp đó là chi phí cho học tập nâng cao trình độ và chi phí cho các hoạt động sự nghiệp, trong đó điều không thể thiếu là chi phí cho các hoạt động ngoại giao tích cực.
- Về đầu tư cho sinh lợi, có thể tham khảo công thức 3 cột dọc sau: cột thứ nhất, ghi chép có hệ thống tất cả những sản phẩm khi mua về sẽ không bao giờ bị lỗ (gọi là tài sản, tôi sẽ có bài cụ thể sau). Giá trị của những sản phẩm đó có thể rất ít tiền hoặc nhiều tiền; cột thứ hai, ghi chép có hệ thống tất cả các sản phẩm khi mua về sẽ bị lỗ (tiêu sản), nguyên nhân nào biết lỗ vẫn mua?; cột thứ ba, ghi chép có hệ thống tất cả các sản phẩm khi mua về sẽ bị lỗ nhưng lại có lợi cho lâu dài, nhất là những sản phẩm phục vụ cho sức khỏe, trí tuệ và hoạt động ngoại giao.
- Với cách phân định theo công thức 3 cột dọc trên, mỗi người có thể sẽ xác định được phương hướng đầu tư cho sinh lợi một cách hợp lý nhất. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trong tích lũy và đầu tư mỗi người phải biết "tùy cơ ứng biến", "liệu cơm gắp mắm". Tuyệt đối không quá liều lĩnh, không làm những gì vượt quá sức mình nếu như việc đó chắc chắn không thành công. (Phần này phải cần có một hệ thống kiến thức sâu sắc hơn, tôi sẽ bàn đến trong những bài viết sau)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)